Giới thiệu về ACCESS Advisory

Định hướng

ACCESS Advisory là một tổ chức tư vấn phi lợi nhuận với sứ mệnh nhằm cải thiện hiệu quả, duy trì bền vững hoạt động và hỗ trợ tăng trưởng của các thành phần kinh tế nông thôn.

Các bên liên quan đến tài chính vi mô hiểu việc củng cố tiềm lực các dịch vụ tài chính để cải thiện các điều kiện kinh tế của những khách hàng đích, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, các minh chứng thực tế cho thấy chỉ có 5-10% khách hàng trải nghiệm có thu nhập tăng lên thực sự. Như vậy, ảnh hưởng đầy đủ của tài chính vi mô chưa được nhận ra.

Chúng tôi xây dựng ACCESS Advisory để hỗ trợ cho hoạt động tài chính vi mô hoạt động tốt cho nền kinh tế nông thôn.

Kể từ năm 2009, ACCESS đã làm việc với những đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính, các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ ở khu vực nông thôn, các nhà đầu tư, các nhà lập chính sách, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác, không chỉ để phát triển các sản phẩm và các kênh phân phối để mở rộng việc tiếp cận tài chính cho những người nông dân và doanh nghiệp chưa được phục vụ, mà còn để hiểu và nhân rộng việc sử dụng các dịch vụ tài chính đóng góp tốt nhất vào các kết quả tích cực cho khách hàng.

ACCESS Advisory tin tưởng rằng thúc đẩy từng phần trong tiếp cận các dịch vụ tài chính sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài. Tài chính toàn diện đúng và thực sự nên đáp ứng việc khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính để cải thiện điều kiện kinh tế của họ.

Là những nhà tư vấn, mục tiêu của chúng tôi hướng tới góp phần vào sự tăng trưởng dài hạn của đối tác trong tiến trình đóng góp của họ vào sự thịnh vượng và trao quyền cho khách hàng của mình.

Tổ chức

ACCESS Advisory hỗ trợ Tài chính toàn diện, nông nghiệp và phát triển doanh nghiệp tại khu vực châu Á, Thái Bình Dương, Châu Phi và Đông Âu. Trụ sở chính của tổ chức đặt tại Manila, ACCESS có hai văn phòng vùng: Văn phòng khu vực Mê Kông có trụ sở tại Yangon, Myanmar và văn phòng vùng Nam Á có trụ sở tại Kathmandu, Nepal.

Hỗ trợ kỹ thuật để mở rộng Tài chính toàn diện là trung tâm trong các hoạt động của ACCESS. Tuy nhiên, ACCESS cân bằng giữa việc các dịch vụ tài chính và phi tài chính được cung cấp ra sao và làm thế nào mà các khách hàng doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ ở vùng nông thôn – nhóm khách hàng mục tiêu cuối cùng – sử dụng các dịch vụ đó để tạo cơ hội tăng thu nhập cho họ.

Các cá nhân, tổ chức kinh tế khu vực nông thôn làm việc cùng ACCESS về phát triển tổ chức, xây dựng năng lực cho nhân viên và đánh giá chương trình, phát triển sản phẩm để giúp họ tiếp cận những nông dân sản xuất nhỏ và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong khi tăng cường quản lý rủi ro và bảo vệ khách hàng.

ACCESS cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các nhà làm luật, các nhà đầu tư và các bên liên quan hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy Tài chính toàn diện tại khu vực nông thôn.

Phương pháp tiếp cận

ACCESS được biết đến với phương pháp tiếp cận có sự tham gia cao để thực hiện các hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn. Hơn nữa, đó là việc ra quyết định của các đối tác, chúng tôi hỗ trợ hướng dẫn đối tác suốt dọc hành trình từ việc xác định các nhu cầu phát triển các giải pháp phù hợp và đến khi họ hoàn toàn có quyền sở hữu.

Xây dựng năng lực hiệu quả cho khách hàng cần đối thoại. ACCESS Advisory chuyên nghiệp trong các chương trình chuyển giao kiến thức sử dụng phương pháp có sự tham gia thể hiện trong các nguyên tắc học của người lớn.¶ Các chương trình đào tạo của ACCESS kết hợp chu trình học qua trải nghiệm (EBT) là chìa khóa trong phương pháp giáo dục hiện đại.

Các hoạt động tư vấn chuyên sâu được thiết kế cho đối tác sử dụng bản đồ chiến lược và khung làm việc qua thẻ điểm cân bằng do Robert S. Kaplan và David P. Norton phát triển.

Các dịch vụ chuyên nghiệp cho Tài chính hòa nhập và phát triển thị trường

Để hỗ trợ Tài chính toàn diện, nông nghiệp và phát triển doanh nghiệp nông thôn, đội ngũ tư vấn của ACCESS có chuyên sâu về bốn lĩnh vực dịch vụ. Các dịch vụ đó được thiết kế cho các nhà cung cấp tài chính nông thôn cũng như các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các hiệp hội thương mại, cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ:

 

Nghiên cứu

ACCESS sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên số liệu để hiểu về nhu cầu của đối tác, các công cụ sử dụng để rà soát thể chế, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu về chuỗi giá trị, đánh giá các chương trình/ dự án độc quyền của ACCESS có thể mang lại kết quả nhanh chóng và chi phí hiệu quả.

 

Đào tạo/ Hội thảo

Các khóa đào tạo và hội thảo của ACCESS nhằm tăng cường năng lực thể chế cho các tổ chức đối tác để cung cấp các sản phẩm mới và cải thiện sản phẩm và dịch vụ hoặc hợp lý hóa các hoạt động. ACCESS chuyên cung cấp các chương trình chuyển giao kiến thức sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia cao thể hiện trong các nguyên tắc học của người lớn. Trong số các công cụ giảng dạy chính của mình, ACCESSS sử dụng chu trình học qua trải nghiệm (EBL) để định hình sự phát triển năng lực qua các tình huống làm việc thực tế trong tổ chức.

Trong hầu hết các trường hợp, đào tạo là các cuộc hội thảo đào tạo thực sự, trong đó người tham gia được hỗ trợ để phân tích hiện trạng tổ chức mình, xác định vấn đề, và bắt đầu quy trình rà soát và cải tiến hệ thống, chính sách, các thủ tục cũng như kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ.

 

Tư vấn tại chỗ cho việc phát triển sản phẩm và quy trình

Sau các khóa đào tạo hoặc hội thảo là việc hướng dẫn và hỗ trợ tại chỗ giúp đảm bảo các nhân viên của tổ chức đối tác được đào tạo đầy đủ và các sản phẩm mới hay quy trình mới được triển khai một cách thực sự.

Với các chương trình quản lý sự thay đổi lớn, ACCESS làm việc với các đối tác để tìm ra và phát triển một “chuyên gia” nội bộ để hỗ trợ xa hơn việc lồng ghép các quy trình và hệ thống quản lý mới.

 

Phát triển chương trình xây dựng năng lực khách hàng

Bên cạnh xây dựng năng lực nội bộ của các tổ chức đối tác, ACCESS cũng phát triển các chương trình để góp phần vào việc thay đổi tích cực đời sống của các doanh nhân và hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Từ các dịch vụ tư vấn giáo dục tài chính và đầu tư nông thôn để thấm nhuần tư duy kinh doanh và cải thiện kỹ năng quản lý, ACCESS thiết kế các chương trình với chi phí hợp lý phù hợp với bối cảnh và các kênh phân phối.

Các lĩnh vực hoạt động/kinh doanh của ACCESS

ACCESS có các dịch vụ hướng đến ba lĩnh vực hoạt động:

Kinh nghiệm của ACCESS trong Tài chính hòa nhập nông thôn

Hơn một phần ba dân số toàn cầu – khoảng 2.5 tỷ người – thuộc các gia đình nông dân sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển, và gần 7 trong số 8 phần số người này sống ở Châu Á. Dù nền kinh tế nông thôn ở Châu Á chiếm phần lớn, nhưng vẫn còn nhiều người chưa được hỗ trợ từ các tổ chức tài chính chính thức, thông thường do lo ngại về chi phí và rủi ro. ACCESS Advisory được hình thành để là nối liền khoảng cách này.

Kể từ khi được thành lập năm 2009, ACCESS xác định trọng tâm hoạt động là Tài chính toàn diện nông thôn. Là một tổ chức hoạt động chủ yếu dựa vào dữ liệu, ACCESS có được hiểu biết sâu sắc về các nhu cầu dịch vụ tài chính và những khó khăn phải đối mặt của các thành phần kinh tế nông thôn thông qua một loạt các nghiên cứu thị trường, nghiên cứu cung cầu và các đánh giá chương trình tài chính nông thôn.

Từ những hiểu biết này, đội ngũ tư vấn của ACCESS đã thiết kế và triển khai thành công các sản phẩm tín dụng tài chính vi mô nông nghiệp dựa trên dòng tiền cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ là khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô tại Châu Á. ACCESS cũng đã phát triển các sản phẩm tiết kiệm, đầu tư và bảo hiểm từ nguồn tiền gửi từ nước ngoài về cho các gia đình đi làm xa ở Nepal và Philippines. Tại Myanmar, đội ngũ cán bộ của chúng tôi đã hướng dẫn thành lập hợp tác xã tiết kiệm để phục vụ những hộ gia đình ở nông thôn, và phát triển sản phẩm tín dụng nông nghiệp dựa trên các nghiên cứu về chuỗi giá trị.

Trong hầu hết các trường hợp, các dịch vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ACCESS được đóng gói bao trùm cho các chương trình phát triển tổ chức của các đối tác cung cấp dịch vụ tài chính. Tài liệu đào tạo của ACCESS có gần 40 khóa về phát triển thể chế cho ngân hàng và các tổ chức tài chính từ quản trị và lập kế hoạch đến vận hành và quản lý nguồn nhân sự để bảo vệ khách hàng và quản lý hiệu quả xã hội. Các tài liệu này đã được sửa đổi qua nhiều lần để đáp ứng nhu cầu địa phương và bối cảnh các tổ chức ở khu vực Đông Nam và Nam Á.

Tài chính Nông nghiệp và chuỗi giá trị

Một trong những nhiệm vụ tư vấn ban đầu của ACCESS, năm 2009-2010, là hỗ trợ tổ chức Médecins du Monde ở Nepal đưa dịch vụ tín dụng tiết kiệm vào hợp tác xã y tế nông thôn ở huyện Sindhupalchok tại vùng phát triển trung tâm Nepal. ACCESS sau đó đã quay trở lại đào tạo cho cán bộ của Trung tâm Tài chính Vi mô (CMF) về tài chính vi mô nông nghiệp và thực hiện khảo sát nhu cầu tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa cho IFC. Năm 2015, ACCESS bắt đầu làm việc với các ngân hàng phát triển, các ngân hàng tài chính vi mô và các hợp tác xã ở các vùng phát triển phía Đông và phía Tây về dịch vụ tín dụng và tiết kiệm liên kết với tiền gửi về cho các gia đình di cư khu vực nông thôn.

Trong suốt giai đoạn này, ACCESS đã phát triển và triển khai sản phẩm tín dụng tài chính vi mô nông nghiệp cá nhân dựa trên dòng tiền cho các hộ gia đình nông dân sản xuất nhỏ của hơn 30 tổ chức TCVM ở Philippines, Cam Pu Chia và Việt Nam. Ban đầu với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu (EU) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), kết quả thành công của danh mục vốn tài chính vi mô nông nghiệp của các tổ chức TCVM đã thúc đẩy Quỹ Citi và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ thêm để mở rộng và nhân rộng mô hình. JICA cũng đã hỗ trợ ACCESS thực hiện phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp và phát triển sản phẩm cho Ngân hàng Tài chính vi mô đầu tiên của Pakistan năm 2010-11, gồm phát triển và chuyển giao hai khóa đào tạo (đánh giá tín dụng và kiểm soát nợ chậm trả/ quản lý chất lượng dư nợ).

Nhằm mở rộng Tài chính toàn diện ở khu vực nông thôn, ACCESS đã triển khai hỗ trợ phát triển năng lực cho các ngân hàng, tổ chức phi ngân hàng, các hợp tác xã, các tổ chức phi chính phủ và cả các quỹ quay vòng thôn bản. ACCESS đã xây dựng một hợp tác xã tài chính dựa trên tiết kiệm ở vùng sâu vùng xa của vùng sau xung đột tại Myanmar, nơi không có ai cung cấp dịch vụ tài chính. Trong một năm, có hơn 1,500 thành viên tiết kiệm khoảng 20,000 đô la Mỹ, trở thành hợp tác xã tài chính nông thôn lớn nhất tại Myanmar. Hợp tác xã này hướng tới mục tiêu 3,000 thành viên với nguồn quỹ khoảng 50,000 đô la Mỹ dưới sự quản lý của dự án đến đầu năm 2017, và sẽ cung cấp một số các sản phẩm tín dụng cụ thể cho các chuỗi giá trị nông nghiệp ở trong vùng.Làm việc với các nhà cung cáp dịch vụ tài chính thuộc các loại hình khác nhau, MSME, cơ quan chính phủ, các tổ chức NGO và các cơ quan phát triển, ACCESS ứng dụng chuyên môn của mình trong tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp để cung cấp tổng thể các dịch vụ tư vấn cho phát triển sản phẩm:

 

  • Nghiên cứu chuỗi giá trị/ phạm vi thị trường
  • Xác định thị trường và phân khúc thị trường
  • Thiết kế các đặc tính sản phẩm tài chính
  • Lập kế hoạch chiến lược – lồng ghép khách hàng/ sản phẩm mới vào chiến lược tổ chức
  • Dự toán tài chính và kinh doanh
  • Thiết kế các chính sách và thủ tục của sản phẩm tài chính
  • Thiết kế khung và chính sách quản lý rủi ro của sản phẩm
  • Thiết kế và thực hiện kế hoạch marketing
  • Đào tạo triển khai sản phẩm cấp chi nhánh
  • Hướng dẫn và dìu dắt thử nghiệm và triển khai thí điểm

 

Dựa trên phương pháp tiếp cận có sự tham gia, ACCESS hỗ trợ phát triển sản phẩm cùng với các đối tác của mình trong hội thảo. Hội thảo phát triển sản phẩm bắt đầu từ việc phân tích kết quả nghiên cứu để xác định các đặc điểm, chính sách và thủ tục để phân phối sản phẩm, qua đó xây dựng lòng trung thành của khách hàng cùng với quá trình quản lý rủi ro tại khu vực kinh tế nông thôn. Các chiến dịch marketing và quảng bá cũng được phát triển tại hội thảo. Sau đó sẽ có cuộc tọa đàm để phát triển mô hình kinh doanh và các dự toán tài chính.

Thành công của ACCESS tới nay trong việc hỗ trợ các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính (FSP) mở rộng cho vay các hộ gia đình sản xuất nhỏ chủ yếu từ khung quản lý rủi ro để hỗ trợ cho các sản phẩm. Quản lý rủi ro không chỉ gắn với các chính sách và thủ tục của sản phẩm mà còn ở khâu thiết kế sản phẩm, bằng việc định lượng rủi ro từ đặc điểm và điều kiện của sản phẩm đến xác định các chiến lược và chiến thuật giảm nhẹ rủi ro.

Công việc của ACCESS trong lĩnh vực tài chính nông thôn không chỉ hạn chế về tín dụng và tiết kiệm. Các hộ gia đình ở nông thôn phải đối diện với một loạt các rủi ro, nhưng có thể được giảm nhẹ thông qua bảo hiểm. Hiểu biết sâu sắc của ACCESS về những rủi ro đó bắt đầu với hai nghiên cứu riêng biệt là Phân tích Rủi ro và Tính dễ tổn thương toàn diện của Hộ gia đình Nông thôn cho các hộ gia đình làm nông ở vùng Bicol của Philippines (2009-10) và Khảo sát về Nhu cầu các Dịch vụ Bảo hiểm Vi mô tại Philippines (2009) được thực hiện cho (và sau đó) GTZ Philippines trong Chương trình Sáng tạo Bảo hiểm vi mô cho An ninh Xã hội (MIPSS). Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và y tế cũng được ACCESS phát triển cho năm ngân hàng và tổ chức tài chính phục vụ các gia đình di cư ở khu vực nông thôn với sự tài trợ của IFAD (2010-12).

Rà soát tổ chức

Là một tổ chức vận hành dựa trên số liệu, ACCESS phát triển và triển khai hỗ trợ xây dựng năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn và các nhân tố kinh tế nông thôn như MSME, hiệp hội, cơ quan phát triển, NGO và các cơ quan chính phủ dựa vào những đánh giá sâu về thể chế.

ACCESS đã phát triển một bộ các công cụ rà soát để đánh giá bốn mặt chính của phát triển tổ chức nhằm đề xuất các giải pháp riêng cho mỗi đối tác của mình:

Các mặt của tổ chức

Công cụ rà soát

Quản trị

  • Đánh giá quản trị hiệu quả
  • Quản lý rủi ro
  • Đánh giá hiệu quả HĐQT

 

Các hệ thống quản lý

  • Rà soát các hoạt động vận hành
  • Rà soát hệ thống thông tin
  • Đánh giá hiệu quả xã hội (sử dụng công cụ SPI của CERISE)
  • Đánh giá bảo vệ khách hàng (Sử dụng công cụ kiểm toán CPP của Smart Campaign)

 

Nguồn nhân sự

  • Đánh giá hiệu quả nhân viên
  • Đánh giá nhu cầu đào tạo của nhân viên
  • Khảo sát sự hài lòng của nhân viên
  • Đánh giá hệ thống đào tạo nội bộ

 

Quản lý tài chính

  • Phân tích tài chính

 

Quản lý khách hàng

  • Khảo sát sự hài lòng của khách hàng

 

 

Các công cụ rà soát của ACCESS được ứng dụng với mẫu thiết kế phù hợp, cho ngân hàng, các tổ chức TCVM phi ngân hàng, các hợp tác xã, các NGO và các quỹ quay vòng thôn bản.

Các dịch vụ đào tạo và tư vấn cho các thành phần kinh tế nông thôn

Để hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tài chính và các thành phần kinh tế nông thôn phải có khả năng hình thành các liên kết, các kế hoạch khả thi cho tương lai cũng như năng lực nội tại để thực hiện chúng trong quá trình đối mặt với những vấn đề phát triển không mong đợi.

Có ba khía cạnh mà bất kỳ thành phần kinh tế nào cũng cần phải xác định về mặt hiệu quả của mình:

  • Quy trình mà qua đó đưa ra các quyết định
  • Năng lực của nhân viên để thực hiện các quyết định
  • Các hệ thống chỉ dẫn và nguồn lực để tổ chức và giám sát quy trình hướng tới mục tiêu.

Quản trị, nguồn nhân lực và hệ thống quản lý: đó là ba mốc phát triển tổ chức. Trong bối cảnh tài chính nông thôn, sức mạnh thể chế của nhà cung cấp dịch vụ tài chính dựa trên năng lực nguồn nhân sự và văn hóa tổ chức, cả hai yếu tố này được thể hiện qua các chính sách và quy trình để cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả tới khách hàng nông thôn.

Công nghệ cung ứng dịch vụ tài chính đang cải thiện, mở ra những cách mới để mở rộng tiếp cận các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, về cốt lõi, các dịch vụ tài chính vẫn là hoạt động kinh doanh. Trong các dịch vụ tài chính, công nghệ có hiệu quả nhất khi nhân viên thực hiện hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và làm việc trong hệ thống được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu đó.

Cấu trúc tổ chức và các hệ thống nội bộ của tổ chức tài chính xác định việc đáp ứng các cơ hội thị trường cũng như các rủi ro thị trường. ACCESS hỗ trợ các đối tác của mình đảm bảo các mục tiêu tổ chức, cấu trúc và hệ thống thống nhất nhằm đạt được với các mục tiêu hoạt động ở những lĩnh vực sau:

  • Hiệu quả tài chính và phân tích các đo lường
  • Quản lý rủi ro
  • Quản lý tài sản và công nợ
  • Kiểm soát chậm trả và quản lý chất lượng dư nợ
  • Phê duyệt tín dụng và kinh doanh
  • Quản lý vận hành chi nhánh
  • Kiểm toán và kiểm soát nội bộ
  • Chăm sóc và quan hệ khách hàng

Để hỗ trợ phát triển tổ chức trong những lĩnh vực đó, ACCESS cung cấp gần 40 loại khóa học nhằm tăng cường khả năng lãnh đạo, quản lý, năng lực nhân sự cho các thành phần kinh tế nông thôn, các kỹ năng mềm như giao tiếp hiệu quả và quản lý thời gian.

Các khóa đào tạo của ACCESS được thiết kế nhằm đào tạo ở ba mức độ:

  • Học theo kinh nghiệm, tập trung vào việc thu nạp kiến thức, hiểu và tư duy phản biện
  • Học theo hành vi, tập trung vào hiệu quả của các thủ tục, vận hành, phương pháp và kỹ thuật
  • Học theo cảm tính, tập trung vào thái độ và sở thích

Phương pháp học tập của ACCESS thường sử dụng các bài học có cấu trúc (SLE) như mô phỏng, đóng vai và các kỹ thuật khác để đưa ra bối cảnh thế giới thực cho việc học, các khóa đào tạo của ACCESS sử dụng các quy trình và hệ thống tổ chức cần thiết để nhớ lâu dài những khả năng mới. Trong hầu hết các trường hợp, đào tạo là các khóa hội thảo tập huấn mà qua đó người tham gia được hỗ trợ để phân tích hiện trạng tổ chức của họ, xác định những vướng mắc và đề xướng quy trình rà soát và cải tiến hệ thống, chính sách và thủ tục cũng như kiến thức, kỹ năng và thái độ của chính họ.

Các dịch vụ của ACCESS trong lĩnh vực xây dựng năng lực tổ chức bao gồm:

  • Đánh giá nhu cầu đào tạo
  • Thiết kế tài liệu và khóa học
  • Phát triển tài liệu tập huấn
  • Tập huấn cho tập huấn viên

Kinh nghiệm của ACCESS

Tóm tắt về các công việc hiện tại của ACCESS có liên quan đến chủ đề này được đưa ra trong bảng dưới đây, và chi tiết sẽ được nêu trong bảng của Phần A.4 bên dưới.

 

Các lĩnh vực kỹ thuật

Dự án và Khách hàng

Tài chính Nông nghiệp và Chuỗi giá trị

  • Chương trình Vùng về Chuyển tiền và Đầu tư của người Do thái cho Phát triển Nông thôn: Nepal, Philippines, Sri Lanka và Pakistan. IFAD 2015-18.
  • Phát triển và cài đặt công cụ kế hoạch và ngân sách nông nghiệp: Vietnam, IFC 2015-16.
  • Hỗ trợ Tiếp cận Tài chính thông qua Nâng cấp Hợp tác xã và Phát triển Doanh nghiệp và Nông nghiệp tại tỉnh Kayin, Myanmar: EU/AFD, 2014-17.
  • Cải thiện các Dịch vụ Tài chính và Tác động Xã hội nhằm hướng tới An ninh Lương thực tại khu vực Đông Nam Á: Philippines, Cambodia, Vietnam. EU/AFD 2010-14.
  • Xây dựng các mối Liên kết chuyển tiền cho sự Phát triển của những Người Di cư ở Nông thôn và Gia đình họ qua các Dịch vụ Tài chính Vi mô: Philippines, Dubai, Italia và Tây Ban Nha. IFAD 2010-12.
  • Phát triển sản phẩm dựa trên Chuỗi giá trị cho Ngân hàng Tài chính Vi mô đầu tiên củ Pakistan: JICA 2010-11.
  • Đánh giá nhanh nông thôn trong Sản xuất Chè tại tỉnh Phú Thọ, Việt Nam: TYM, tháng 7-8, 2013.
  • Nghiên cứu thị trường về nhu cầu về quần áo chống muỗi và phân tích hệ thống kênh bán lẻ tại Cam Pu Chia và Việt Nam: Uniqlo Inc., 2010.
  • Phân tích toàn diện tính Dễ tổn thương và Rủi ro của hộ gia đình ở nông thôn tại tỉnh Catanduanes và Camarines Sur, Philippines: Accion Contra El Hambre Philippines, 2009-2010.
  • Khảo sát thị trường các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa (MSME) tại Nepal: IFC–South Asia Enterprise Development Facility (IFC-SEDF), 2009.
  • Khảo sát về nhu cầu các DỊch vụ Bảo hiểm Vi mô tại Philippines: GTZ Philippines, 2009.
  • Nghiên cứu tiền khả thi hoạt động Tài chính vi mô tại Ấn Độ: Arcelor Mittal, 2008.

 

Rà soát tổ chức

  • Đánh giá 26 quỹ Tiết kiệm – Tín dụng vi mô tại Việt Nam: Medisch Comité Nederland-Vietnam (MCNV), 2015.
  • Đào tạo về Đánh giá nhu cầu của nhân viên WFP: World Food Programme-Lào, 2014.
  • Các chỉ số hiệu quả và khảo sát cơ sở dữ liệu cho Tổ chức Tài chính Vi mô Me Kong: Norwegian Mission Alliance-Vietnam, 2013
  • Đánh giá Hội đồng Quản lý và Thể chế cho Hiệp hội Tài chính Vi mô Cam pu chia và Nhóm Công tac Tài chính Vi mô Việt Nam: EU/AFD, 2010-13.
  • Đánh giá Nhu cầu Đào tạo và Phát triển Chương trình Đào tạo cho Ngân hàng Tài chính Vi mô đầu tiên của Pakistan: Japan International Cooperation Agency, 2010-11.

 

Đào tạo và tư vấn cho các thành phần kinh tế nông thôn

  • Tập huấn về Kiểm soát Chậm trả và Quản lý Chất lượng Dư nợ: Oikocredit, 2015
  • Tập huấn Đánh giá Nhu cầu và Phát triển Chương trình Đào tạo cho Ngân hàng Tài chính Vi mô đầu tiên của Pakistan: JICA, 2010-11.
  • Chiến lược Đào tạo và Sứ mệnh Phát triển: South Africa, EU, 2010.
  • Tập huấn vê Quản lý Rủi ro, kiếm soát chậm trả và quản lsy chất lượng dư nợ: ADB Japan Fund for Poverty Reduction, 2011.
  • Cải thiện năng lực và các kỹ năng lập kế hoạch chiến lược cho các tổ chức TCVM: ADB Japan Fund for Poverty Reduction, 2010.
  • Một Phương pháp tiếp cận thực hành đến Các thách thức quản lý rủi ro tín dụng chính tại Thái Bình Dương: Microfinance Pasifika, 2015.
  • Tập huấn và hướng dẫn lập dự toán tài chính: EU/AFD 2010-13.
  • Tập huấn về kế toán và ghi chép tài chính trong tài chính vi mô: The Médecins du Monde Nepal, 2009.
  • Hỗ trợ kỹ thuật về quản lý nguồn nhân lực cho tổ chức TCVM KMBI: Philippines. KMBI, 2013.
  • Hỗ trợ kỹ thuật về quản lý nguồn nhân lực cho 7 đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính: EU/AFD 2010-13.
  • Kuyasa (Nam Phi) Chương trình Nâng cấp: EU 2010.
  • Đánh giá nhu cầu đào tạo nhân viên của Chương trình Lương thực Thế giới của UN (Lào): World Food Programme Laos, 2015.
  • Tái cấu trúc Apex và Ảnh hưởng trên thị trường Tài chính VI mô địa phương tại Pakistan: World Bank, 2013-14.
  • Tăng cường các thực hành bảo vệ khách hàng tại 11 tổ chức TCVm tại Philippines qua cải thiện chính sách và thủ tục cho sản phẩm vốn vay tài chính vi mô nông nghiệp được phát triển mới: EU/AFD and Citi Foundation, 2010-14.
  • Đánh giá độc lập về Bảo vệ khách hàng cho tổ chức TCVM AMK tại Cam pu chia trong Đánh giá Dự án của CMA do AFD tài trợ hướng tới Các Nguyên tắc Bảo vệ Khách hàng tại Cam pu chia: Hiệp hội Tài chính Vi mô Cam pu chia, 2013-14.
  • Đánh giá độc lập về Bảo vệ khách hàng cho Hợp tác xã Đa mục đích và Đầu tư kinh tế cộng đồng Lamac tại Philippines: EU/AFD 2010-13.
  • Lồng ghép các hệ thống, chính sách và thực hành quản lý Hiệu quả Xã hội tại 18 tổ chức TCVM tại Cam pu chia, Philippines và Việt Nam: EU/AFD 2010-13.

 

Kinh nghiệm của ACCESS tại Việt Nam

Đội ngũ ACCESS được thành lập tại Hà Nội năm 2010. Nhiệm vụ ban đầu của nhóm là dự án ba năm do EU/AFD tài trợ nhằm giải quyết việc mất an toàn lương thực thông qua phát triển sản phẩm tài chính vi mô nông nghiệp, giáo dục kiến thức tài chính cho người nông dân, và xây dựng năng lực cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vi mô chưa chính thức tại Việt Nam. Dự án này được thực hiện với đối tác trong nước là Nhóm Công tác Tài chính Vi mô Việt Nam (MFWG) và bốn tổ chức TCVM thành viên của MFWG là: Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ Nghèo Thanh Hóa, Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam, Quỹ Phụ nữ và Phát triển TP Điện Biên Phủ, và Quỹ Phụ nữ và Phát triển tỉnh Hà Tĩnh.

Xuyên suốt dự án này, ACCESS đã thực hiện các hoạt động xây dựng năng lực cho Ban thư ký MFWG qua các cách: thiết kế các điều khoản tham chiếu cho vị trí giám đốc điều hành và hỗ trợ quá trình phỏng vấn và tuyển chọn, đào tạo cho ban giám đốc về quản trị, hỗ trợ dự thảo sổ tay quản trị, trợ giúp ban thư ký thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo cho các tổ chức TCVM thành viên.

Qua đối tác là MFWG, ACCESS đã thực hiện các khóa đào tạo chuyên môn và hỗ trợ kỹ thuật cho hơn 40 đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam bên cạnh bốn tổ chức trong dự án EU/AFD. ACCESS cũng hợp tác với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để thực hiện tập huấn cho 22 tổ chức TCVM về quản trị và quản lý chất lượng dư nợ vào cuối năm 2010.

ACCESS cũng làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) để hỗ trợ tăng cường khung pháp lý cho các tổ chức bán chính thức. ACCESS đã dẫn dắt đối thoại giữa các nhà xây dựng khung pháp lý của SBV với những người đồng cấp tại Cam pu chia và Philippines, nơi có môi trường pháp lý được đánh giá cao nhất về tài chính vi mô trên thế giới, theo báo cáo Chi tiết về Tài chính vi mô của Economist Intelligence Unit. Theo yêu cầu của SBV, tất cả các tài liệu liên quan về luật, quy định và các nghị định do Ngân hàng trung ương Cam pu chia đã được dịch ra tiếng Việt.

Tháng 10 năm 2012, ACCESS đã được cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Bỉ lựa chọn để thực hiện đánh giá cuối kỳ dự án Tiếp cận Tín dụng Liên kết và Dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp tại Việt Nam (1997-2012), nhiệm vụ này tập trung vào việc dự liệu về các dịch vụ TCVM bền vững tại Việt Nam thông qua Trung ương Hội LHPN Việt Nam (VWU). Dự án đánh giá cuối kỳ có hai mục đích: đánh giá việc đạt được các mục tiêu của dự án và các kết quả đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu đó, cụ thể là quỹ tài chính vi mô bán buôn được thiết lập trong giai đoạn cuối của dự án. Việc đánh giá xác định các bài học và các thực hành tốt, các khuyến nghị chung và cụ thể về các chiến lược của dự án và các hoạt động đã được cải tiến để đạt được các kết quả như yêu cầu. Với hoạt động này, ACCESS đã thực hiện các cuộc thảo luận nhóm tập trung với các khách hàng TCVM ở những vùng nông thôn để xem các khó khăn mà họ gặp phải khi tiếp cận các dịch vụ TCVM bền vững.

Năm 2013, đội ngũ ACCESS đã thực hiện đánh giá nhanh nông thôn với những người dân sản xuất chè tại tỉnh Phú Thọ cho tổ chức TCVM TYM. Nhóm đã thực hiện khảo sát cơ sở dữ liệu và đánh giá hiệu quả của tổ chức TCVM Mê kông cho tổ chức tài trợ của họ, Phái đoàn Liên minh Na Uy. Cuộc nghiên cứu được thực hiện để giúp tổ chức TCVM dự thảo các chính sách liên quan đến hiệu quả tài chính và xã hội mà đó sẽ là cơ sở cho việc thiết kế hệ thống thông tin quản lý phù hợp với yêu cầu toàn cầu cho giám sát các chỉ số về hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội.

Năm 2014, ACCESS đã thực hiện phân tích các khó khăn về nhà ở và sơ đồ thị trường nhà ở cho tổ chức Habitat for Humanity Việt Nam. Nghiên cứu thực địa được triển khai tại ba vùng (Bắc, Trung, Nam của Việt Nam) để vạch ra bản đồ và đánh giá về tình hình nhà ở nhằm hiểu về hệ thống nhà ở tại Việt Nam, hiểu về mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi giá trị, bao gồm các điểm mạnh điểm yếu, các thiếu hụt trong chuỗi giá trị dẫn tới không hiệu quả và làm thế nào để vượt qua những khó khăn này.

Tháng 1 năm 2015, ACCESS khởi đầu mối quan hệ hợp tác ba năm với Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) nhằm củng cố vận hành của mười tổ chức quỹ xã hội do họ thành lập ở các tỉnh Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa và Bến Tre. Sau khi xây dựng năng lực thể chế cho các quỹ ở các lĩnh vực về quản trị, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, và phát triển sản phẩm, dự án triển khai hoạt động giáo dục tài chính tới ít nhất 1,000 khách hàng nhằm huy động tiết kiệm để các quỹ sử dụng để mở rộng cho vay. ACCESS cũng đã đánh giá 26 quỹ của MCNV và kết quả được dùng làm thông tin đầu vào cho việc phát triển chiến lược của MCNV tại Việt Nam.

Năm 2016, ACCESS thực hiện đánh giá và xây dựng chiến lược phát triển 5 năm cho Quỹ Hỗ trợ Tín dụng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Với hoạt động này, ACCESS đã phân tích và dự báo về nhu cầu cho vay bán buôn cho 30 các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM, thiết kế sản phẩm cho vay bán buôn, xác định các nguồn tiền, khuyến nghị xây dựng năng lực cán bộ và cơ cấu tổ chức, dự toán tài chính 5 năm, phân tích khung pháp lý/ luật pháp và gợi ý về mô hình pháp lý cho đơn vị để đảm bảo bền vững lâu dài cho Quỹ Hỗ trợ Tín dụng như là một đơn vị đầu mối duy nhất cho vay bán buôn TCVM tại Việt Nam

Gần nhất, năm 2017, ACCESS được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) lựa chọn là đơn vị hỗ trợ cho tổ chức TCVM TYM để phát triển và thực hiện công cụ đánh giá luồng tiền của người dân cho chương trình tài chính vi mô nông nghiệp của họ.

 

Nhiệm vụ

Giai đoạn

Hoạt động

Thiết lập Cơ chế Cho vay Bán buôn Tài chính Vi mô tại Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

2019-20

Thực hiện các đánh giá sâu và toàn diện về môi trường kinh doanh, luật pháp, quy định và khả năng thể chế tại thời điểm hiện tại để đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy hình thành đơn vị cho vay bán buôn tài chính vi mô với sự hỗ trợ của ADB.

Nghiên cứu về các Doanh nghiệp Nữ thành công tại Philippines và Việt Nam

Quỹ Hợp tác Phát triển (FDC)

2018-19

Nghiên cứu định tính và định lượng trên 100 khách hàng TCVM nữ thành công tại hai nước để hiểu về các yếu tố chính góp phần vào sự thành công của họ: các kỹ năng quản lý kinh doanh, thái độ và tư duy, mạng lưới cá nhân và hoạt động, v.v

Phát triển và cài đặt công cụ lập kế hoạch và ngân sách nông nghiệp

Công ty Tài chính Quốc tế (IFC)

2017-18

Để hỗ trợ cho chương trình Tài chính Nông nghiệp, ACCESS đã phát triển một công cụ lập kế hoạch và ngân sách cho hoạt động nông nghiệp nhằm giúp các tổ chức tài chính đối tác sử dụng thuận tiện hơn trong việc cho vay sản xuất nông nghiệp. Công cụ này có ba phần: giao diện sử dụng cho cán bộ tín dụng, cơ sở dữ liệu sau xử lý với hồ sơ dòng tiền của một loạt các sản phẩm nông nghiệp để tham khảo và phần xác minh để hỗ trợ ra quyết định tín dụng. ACCESS phát triển công cụ và hướng dẫn sử dụng, đào tạo cho các tổ chức tài chính đối tác về cách sử dụng nó.

Đánh giá và Xây dựng chiến lược cho Quỹ Hỗ trợ Tín dụng – Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2017–2022)

Quỹ Hỗ trợ Tín dụng (CSF) – TƯ HLHPNVN

2016-17

Phân tích và dự báo nhu cầu tài chính bán buôn cho khoảng 30 tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM, thiết kế sản phẩm cho vay bán buôn, xác định các nguồn tài chính, khuyến nghị xây dựng năng lực nhân viên và cấu trúc tổ chức, dự toán tài chính 5 năm, phân tích vấn đề pháp lý/ quy định và gợi ý mô hình pháp lý đảm bảo cho sự bền vững lâu dài của Quỹ Hỗ trợ Tín dụng như là một tổ chức đầu ngành duy nhất về cho vay bán buôn TCVM.

 

Xây dựng năng lực và mởrộng nguồn vốn cho các quỹxã hội nhằm phục vụcác hộgia đình có người khuyết tật

Schmitz Foundation

2015-16

Chuyên nghiệp hóa 10 quỹ tín dụng quay vòng để quản lý hiệu quả tiền tiết kiệm của những thành viên khuyết tật nhằm giúp họ xây dựng cuộc sống tốt hơn và giảm nhẹ những rủi ro bất ngờ, và đồng thời giúp các quỹ có nhiều vốn hơn để cho vay, từ đó mở rộng tài chính toàn diện tới các thành viên hiện tại và mới.

Đánh giá 26 quỹ xã hội về Tiết kiệm – Tín dụng nhỏ tại Việt Nam

Medisch Comité Nederland-Vietnam (MCNV)

2015

Phân tích 26 quỹ xã hội tại các tỉnh Quảng Trị, Phú Yên, và Bến Tre của Việt Nam theo sáu khía cạnh: vận hành, hiệu quả tài chính và xã hội, năng lực thể chế, năng lực quản trị thông tin, và định hướng sau này. Kết quả sử dụng như đầu vào cho các quyết định chiến lược của MCNV năm 2016 về những hỗ trợ tiếp tục của họ.

 

Bản đồ hóa phân tích thị trường thiếu hụt nhà ở

Habitat for Humanity Vietnam

2015

Nghiên cứu thực địa tại ba khu vực (Bắc, Trung và Nam Việt Nam) để lập bản đồ và đánh giá về tình hình nhà ở nhằm hiểu được hệ sinh thái nhà ở đủ điều kiện tại Việt Nam, hiểu về mối quan hệ giữa các bên trong chuỗi giá trị, bao gồm các điểm mạnh và yếu của họ, và hiểu về những thiếu hụt trong chuỗi giá trị dẫn tới việc không hiệu quả và cách vượt qua những thiếu hụt đó.

Hỗ trợ lồng ghép Quản lý Hiệu quả Xã hội

Medisch Comité Nederland-Vietnam (MCNV)

2015

• Khóa học định hướng SPM
Khóa hội thảo đào tạo 2 ngày cho 40 học viên là những người trực tiếp hoặc gián tiếp phụ trách về hiệu quả xã hội từ các can thiệp tài chính vi mô, là đại diện của 18 tổ chức tại 5 nước, trong đó có Việt Nam. Hội thảo đào tạo có sự tham gia về các kiến thức cơ bản, thực hành và các kinh nghiệm thế giới về các tiêu chuẩn phổ quát SPM, cung cấp các bộ công cụ cho người tham gia để đánh giá hiệu quả xã hội của tổ chức họ trong hội thảo, và sau đó là ứng dụng vào các tổ chức TCVM và dự án của họ, các hướng dẫn cũng được đưa ra về làm thế nào để sử dụng công cụ Hiệu quả xã hội tại địa phương giúp các tổ chức TCVM và các dự án tham gia có thể đánh giá và đưa ra các két quả so sánh của chính họ.

• Khóa học hệ thống thông tin HQXH (SPIS)
Mục tiêu của khóa này là nhằm trang bị cho 33 học viên từ 17 tổ chức những kiến thức, kỹ năng và thái độ (KSA) và các công cụ trong quản lý hiệu quả SPIS của tổ chức TCVM của họ.

• Hội thảo viết báo cáo về chính sách SPM
Hội thảo để phát triển các chính sách lồng ghép SPM vào hoạt động của các tổ chức TCVM. 60 người tham gia từ Việt Nam và Sri Lanka đã tham gia hai khóa hội thảo. Những người tham gia không chỉ là những nhà thực hành mà còn đến từ cơ quan tài trợ và hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật

 

Tập huấn cho các thành viên của Quỹ Hỗ trợ Tín dụng

Quỹ Hỗ trợ Tín dụng (CSF) – TƯ HLHPNVN

2014

• Lập kế hoạch chiến lược (ngày 23-25 tháng 9 năm 2013)

• Quản lý chi nhánh (ngày 14-16 tháng 10 năm 2014)

Các khóa tập huấn 3 ngày nhằm giúp học viên có kiến thức và kỹ năng phát triển kế hoạch và quản lý chiến lược chi nhánh TCVM một cách trơn tru vàa hiệu quả.

Trung bình 30 học viên mỗi khóa, họ đến từ các tổ chức TCVM đối tác của CSF.

Khảo sát về Các chỉ số Hiệu quả Xã hội và cơ sở dữ liệu cho tổ chức TCVM Mê Kông

Norwegian Mission Ailliance-Vietnam

2013

Cuộc nghiên cứu được thực hiện nhằm giúp tổ chức TCVM dự thảo các chính sách liên quan tới hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội và là cơ sở để thiết kế hệ thống thông tin quản lý phù hợp hơn với yêu cầu toàn cầu trong giám sát các chỉ số hiệu quả tài chính và xã hội.

 

Kiểm toán Hiệu quảXã hội cho tổchức TCVM TYM

TYM MFI

2013

Nghiên cứu và phân tích Hiệu quả xã hội của tổ chức TCVM TYM bằng việc sử dụng công cụ SPI do CERISE phát triển.

Đánh giá nhanh nông thôn về sản xuất Chè tại tỉnh Phú Thọ

Quỹ TCVM TYM

2013

Phú Thọ là một trong năm tỉnh hàng đầu về sản xuất chè tại Việt Nam. TYM – một tổ chức TCVM được cấp phép đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam có mở chi nhánh tại tỉnh Phú Thọ. Khách hàng là nông dân sản xuất chè chiếm phần lớn khách hàng TCVM của TYM tại đây. TYM đã ủy thác cho ACCESS tìm ra phương pháp tiếp cận mới và xác định các biện pháp để có thể đóng góp vào việc tăng thu nhập cho hộ dân sản xuất chè tại tỉnh, tập trung vào việc phát triển các hợp tác xã của những người sản xuất chè. Cuộc khảo sát nhanh này đã xem xét các mặt khác nhau của việc sản xuất ở cấp người sản xuất cá thể nhằm xác định các can thiệp có thể tăng giá trị sản phẩm mà họ sản xuất ra.

Đánh giá cuối kỳ dự án Tiếp cận Tín dụng Liên kết và Các dịch vụ Hỗ trợ Doanh nghiệp tại Việt Nam (2007-2012)

Belgian Technical Cooperation (BTC)

2012

Chương trình này tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô bền vững ở nông thôn Việt Nam thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Cuộc đánh giá cuối kỳ xem xét mức độ đạt được các mục tiêu của dự án và mỗi kết quả đóng góp thế nào vào việc đạt được mục tiêu đó. Cuộc đánh giá xác định các bài học và các thực hành có được, đưa ra các khuyến nghị chung và cụ thể về làm thế nào các chiến lược và các hoạt động dự án được cải thiện để đạt được kết quả theo yêu cầu.

Cải thiện các Dịch vụ Tài chính và Tác động Xã hội hướng tới An ninh Lương thực tại khu vực Đông Nam Á

Liên minh Châu Âu (European Union) và Cơ quan Phát triển Pháp (Agence Française de Développement)

2010-13

Phát triển các sản phẩm và dịch vụ tín dụng dựa trên dòng tiền, tích hợp đào tạo kiến thức tài chính trong quá trình cung cấp dịch vụ của các tổ chức TCVM, và xây dựng năng lực về quản lý hiệu quả xã hội, bảo vệ khách hàng và minh bạch cho 12 tổ chức TCVM tại Việt Nam, Cam pu chia và Phi líp pin.

 

Cải thiện năng lực và kỹ năng lập kế hoạch chiến lược cho các tổ chức TCVM Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông qua

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)

 

2010

Khóa tập huấn 3 ngày về Lập kế hoạch Chiến lược và Kinh doanh cho 16 tổ chức Tài chính Vi mô tại Việt Nam. Khóa học nhằm trang bị cho các đơn vị TCVM tham gia những kiến thức và hiểu biết cơ bản về quy trình lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch kinh doanh như là một công cụ lập kế hoạch quan trọng cốt lõi.

 

Tập huấn về Quản lý Rủi ro, Kiểm soát Nợ chậm trả và Quản lý Chất lượng Dư nợ

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)

 

2010

Ba ngày hội thảo với sự tham gia của 38 thành viên đến từ tổ chức TYM và mạng lưới M7 tại Việt Nam, đây là một phần trong chương trình nâng cao năng lực cho các tổ chức TCVM.

 

Nghiên cứu thị trường về quần áo chống muỗi và phân tích về hệ thống phân phối bán lẻ

Uniqlo Inc.

2010

Khảo sát định lượng 513 hộ gia đình nông thôn thu nhập thấp về nhu cầu quần áo và mô hình tiêu dùng quần áo của họ.

 

Các giấy Chứng nhận và Công nhận

ACCESS là thành viên của mạng lưới The Banking With the Poor (BWTP) và Nhóm Công tác về Hiệu quả Xã hội (SPM Task Force)